Đại biểu lo lắng khi bọ giáo dục viết sách mới

thiet ke nha dep

  Tin Tức Tổng Hợp, Kiến Trúc, Kinh Tế, Xã Hội, Đời Sống.

Đại biểu lo lắng khi bọ giáo dục viết sách mới

 

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng khẳng định không có chuyện “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong biên soạn SGK, đại biểu lại không nghĩ vậy.

Đại biểu lo lắng khi bọ giáo dục viết sách mới
Học sinh đang lựa chong sách tại một nhà sách.

 

Đại biểu lo lắng khi bọ giáo dục viết sách mới
Bộ trưởng Bộ GD-DT ông Phạm Vũ Luận

Cả Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận (cơ quan trình) và Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi (cơ quan thẩm tra) khẳng định không có chuyện “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong biên soạn sách giáo khoa (SGK), nhưng đại biểu lại không nghĩ vậy.

Thảo luận ở tổ đại biểu Quốc hội về nội dung đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông ngày 11-11, ông Luận cho biết qua các lần viết SGK trước đây thì thấy lực lượng tham gia không nhiều, trong số những người có kinh nghiệm không phải ai cũng sẵn sàng tham gia vì họ bận công tác khác và chính sách đãi ngộ rất thấp nên không khuyến khích được.

Lần này sẽ bỏ cách viết sách cũ (truyền thụ kiến thức một chiều) sang cách tiếp cận mới (phát triển phẩm chất, năng lực người học).

Theo ông Pham Vũ Luận : "Chúng tôi thành tâm và mong muốn có nhiều bộ sách, chứ không phải lo rằng viết sách ra rồi Bộ GD-ĐT không dùng. Mà chỉ lo là có ai viết không, viết có bảo đảm chất lượng không? Việc thẩm định thì không phải bộ thẩm định mà do hội đồng thẩm định bao gồm các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia... do nhiều tổ chức, đơn vị giới thiệu. Đây là hội đồng thẩm định độc lập, không phụ thuộc vào bộ ."

Từng trường sẽ chọn. Giáo viên sẽ chọn

“Chúng tôi đang tập huấn cho rất nhiều thầy cô giáo, chuyên gia giáo dục để họ có thể tham gia làm sách và tiếp cận với những bộ sách mà thế giới làm” - bộ trưởng nói.

Ông khẳng định Bộ GD-ĐT thành tâm và mong muốn có nhiều bộ sách. “Từ trước đến nay bộ chưa bao giờ trực tiếp viết SGK mà chỉ tổ chức viết SGK, có nghĩa chúng tôi tập hợp con người để viết và giao cho nhà xuất bản để triển khai chứ bộ không làm” - ông Luận giải thích.

Giải thích lý do vì sao trong đề án vẫn quy định Bộ GD-ĐT chủ động tổ chức biên soạn một bộ SGK, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng đã là nghị quyết thì phải quy định triển khai thế nào, cấp nào triển khai.

“Nói thật vừa rồi có nhiều người nói rất là to, bây giờ cũng đang nói rất là to nhưng mấy lần viết sách vừa rồi đều không dùng được. Lúc đầu chúng tôi trình hai phương án, trong đó phương án hai là xã hội hóa toàn bộ, nhưng cơ quan thẩm tra đề nghị trình một phương án thôi, có nghĩa là bộ chủ động xây dựng một bộ SGK, đồng thời khuyến khích các lực lượng xã hội biên soạn bộ sách khác.

Chúng tôi cũng báo cáo Thủ tướng thì Thủ tướng nói rằng việc đổi mới là dứt khoát, nhưng nếu buông hết mà tốt thì không sao, nhưng không triển khai, không chủ động được sẽ có lỗi với nhân dân, chứ không phải chúng tôi muốn ôm việc này đâu” - bộ trưởng cho biết.

Vẫn theo bộ trưởng, khi đã có nhiều SGK để lựa chọn phải có quy chế để nhà trường và học sinh lựa chọn, chứ không thể để tình trạng nhà sách tác động vào nhà trường rồi trường hưởng phần trăm.

Cũng giải thích vấn đề này, ông Đào Trọng Thi nói: “Từng trường sẽ chọn. Giáo viên và cha mẹ học sinh sẽ thống nhất để chọn SGK tốt nhất cho con em mình. Như vậy thì không sợ họ phải chọn SGK của Bộ GD-ĐT. Tác giả soạn SGK nào tốt, được nhiều người chọn thì anh có lợi. Nhà nước không bao cấp người soạn sách mà chỉ hỗ trợ”.

Lo nhà xuất bản như... công ty dược

Mặc dù đã nghe ý kiến của ông Thi, nhưng đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà vẫn khẳng định nỗi lo của cử tri về tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” là có cơ sở. “Nếu để cho các trường lựa chọn thì đương nhiên họ sẽ chọn sách của Bộ GD-ĐT” - bà Hà bình luận.

Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) gợi ý: “Chúng ta chỉ nên xây dựng chương trình chuẩn và Bộ GD-ĐT phải chịu trách nhiệm. Nhưng SGK thì phải xã hội hóa, mọi người đều có thể viết. Không nên xã hội hóa theo kiểu giao cho nhóm này nhóm kia theo kiểu dự án. Tôi nghĩ rằng ai viết hay thì được chọn, chứ đừng sợ là không có tiền thì người ta không làm. Cơ chế thị trường cơ mà. Một điểm nữa là cần lắng nghe các em học sinh, các thầy cô giáo nhiều thế hệ để xây dựng bộ SGK chuẩn”.

Nhìn từ thực tế thị trường, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) cảnh báo: “Bộ đừng biến các nhà xuất bản thành... các công ty dược!”.

Bà Lan phân tích: nếu làm không khéo, nhiều nhà xuất bản sẽ cho nhân viên vào tận trường học mời chào SGK như các công ty dược cho trình dược viên vào tận bệnh viện để chào thuốc, với đủ hình thức hậu mãi, hoa hồng, hứa hẹn...

Không tận dụng được mặt tốt của kinh tế thị trường mà trở thành thương mại hóa giáo dục một cách thái quá.

Đại biểu lo lắng khi bọ giáo dục viết sách mới
Đại biểu Huỳnh Minh Thiện (TP.HCM)

Theo lời ông Thiện : "Bộ làm quản lý mà tham gia biên soạn sách là vừa đá bóng vừa thổi còi. Làm sao có thể công tâm để đánh giá bộ sách giáo khoa của mình thấp hơn sách của người khác? Rồi các sở, phòng liệu có phải dùng bộ sách do bộ soạn? Sách giáo khoa do bộ soạn sẽ phải dùng tiền nhà nước, nếu không được trường chọn lựa thì rõ ràng là lãng phí ngân sách."

Truyền thống, phẩm cách, thể lực

Nhiều đại biểu tập trung phân tích mục tiêu mà nền giáo dục đổi mới tới đây phải hướng tới. Dẫn câu chuyện một nghiên cứu ở TP.HCM cho thấy có đến 20% học sinh bị nhiễm mỡ máu, đại biểu An cho rằng một trong những nguyên nhân là gánh nặng học hành: “Các cháu phải học quá nhiều, học đến mụ mẫm cả người mà ít thời gian chơi thể thao”.

Bà An cho rằng có thể lược bỏ 1/2 nội dung chương trình SGK tiểu học, trung học hiện nay. “Phải lược bỏ đi những phần rườm rà, không cần thiết. Đặc biệt là phải cấu tạo cân đối giữa học kiến thức và vui chơi thể thao, văn nghệ” - bà nói.

“Giáo dục trước hết phải hướng vào phát triển nhân cách, con người phải được giáo dục về lòng tự trọng, tự hào dân tộc, tình thương và lòng nhân ái. Chương trình, SGK phải hướng đến mục tiêu này. Người Hán có giấc mơ Trung Hoa, người Mỹ tự hào về giá trị Mỹ, chúng ta có rất nhiều giá trị của dân tộc nhưng giáo dục của chúng ta lại chưa hướng học sinh đến những điều này” - đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) bình luận.

Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng cho rằng “giáo dục phải hướng đến hình thành nhân cách, đạo đức, thể lực. Phải hiểu biết được lịch sử hình thành của dân tộc, bởi mình muốn làm cái gì đó, đi đến đâu đó phải hiểu được lịch sử dân tộc, biết được nguồn gốc của mình”.

Ông Chung cũng đề nghị kết cấu chương trình tới đây phải tăng cường hoạt động ngoại khóa để phát triển cho học sinh năng lực quan sát, phân tích, đánh giá tự nhiên và xã hội. Đồng thời phải chú trọng kiến thức ngoại ngữ, tin học, rèn luyện kỹ năng sống và tác phong, kỷ luật lao động để hội nhập với thế giới.

“Tôi rất mong muốn trước năm 18 tuổi các em phải được học rất kỹ về chương trình luật lệ giao thông. Hết lớp 12 phải có bằng lái xe máy, ôtô” - ông Chung nói thêm.

Đại biểu lo lắng khi bọ giáo dục viết sách mới
Hiện đang có rất nhiều ý kiến rằng không nên viết sách giáo khoa mới.
Danh Mục Thiết Kế

Tags: tin tuc tong hop, bo truong bo GD-DT, viet moi sach giao khoa

 In bài  Gửi email